Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

VÌ SAO TRUNG QUỐC CỐ TÌNH “LEO THANG” RA BIỂN ĐÔNG?




Cùng với việc Dương Khiết Trì mang tới Việt Nam những thông điệp ngang ngược, vô lối, hết sức khó chịu, từ ngày 18/6 Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan nước sâu có tên "Hải Nam số 9" vào biển đông. Dưới góc nhìn cá nhân, xin đưa ra một vài đánh giá tạm coi như là tập… “tri bỉ”.
-------------------------------------




Phàm đã là người luyện võ, kể cả kẻ mai danh ẩn tích khi đạt đến độ cao thủ thượng thừa thì tâm lý muốn được so kè để biết thực lực thiên hạ và bản thân, qua đó mà phân định ngôi thứ cao thấp trên giang hồ. Nói đến lịch sử Trung Quốc, trước qua sử sách, giờ đến phim ảnh hầu như toàn giữ lại và hướng đến sự thâu tóm, phân chia lãnh thổ, tranh đoạt quyền lực, giành giật ngôi thứ, bằng nhiều cách cả quang minh chính đại, lẫn mưu mô thủ đoạn. Thừa hưởng một lịch sử như vậy tâm lý đó không ám vào tập đoàn bá quyền Bắc kinh hôm nay mới là điều lạ.

Ẩn mình sau nhiều thập kỷ đầy biến động của thế giới, giờ đây TQ đã mạnh lên rất nhiều cả về thế và lực. Sử dụng cụm từ “Trỗi dậy hòa bình” để mô tả một nước Trung Hoa trong thế kỷ 21 với thế giới, người Trung Quốc muốn ru ngủ thế giới bằng hứa hẹn tránh đối đầu quốc tế - “Hòa bình”, nhưng trước đó nó đã (cho thấy một ẩn ý) mang tính đe dọa thế giới trước cái trật tự đã được thiết lập - “trỗi dậy”.

Hiển nhiên, Trung Quốc đã là một cường quốc kinh tế, khi vượt qua Nhật, hơn cả một Châu âu già nua và chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, cân đo về sức mạnh quân sự không dễ so sánh bằng các con số như thống kê, không chỉ bằng tập trận, bằng diễu duyệt các binh chủng. Vì, trong quân sự yếu tố con người chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đó là binh pháp, kinh nghiệm trận mạc, là ý chí…đôi khi cả sự …liều lĩnh.

Sau nhiều năm âm thầm đầu tư chế tạo, mua sắm trang bị quân sự, Trung Quốc đã bắt đầu khó chịu vì không biết ngồi chỗ nào trên bàn cờ quân sự thế giới vì những cái nghế đã bắt đầu quá nhỏ. Trung Quốc có nhu cầu và muốn thể hiện khả năng quân sự của mình để thế giới biết đến. Vì thế, có thể sau rất nhiều toan tính họ đã lựa chọn đối thủ để “so găng”. Và, họ đã bắt đầu với Việt Nam. Tại sao lại là Việt Nam mà không là Nhật bản, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philipin, Malaixia… hay bất cứ quốc gia láng giềng nào khác, có lẽ so với các nước kể trên VN được cho là có lợi nhất khi Trung Quốc quyết định …hành động.

1. Hải quân Việt Nam không quá mạnh so với các nước như Nhật, Nga, Hàn, ấn Độ
2. VN hiện không có đồng minh quân sự và hỗ trợ quân sự bên ngoài đủ mạnh làm cho TQ phải bận tậm.
3. Nếu đè bẹp được VN lúc này TQ sẽ thu được nhiều lợi lộc vì sẽ thoát thế bí bách vì bị các quốc gia khác chặn đường ra biển. Các nước đang có tranh chấp biển đông như Philippin, Malaixia, Indonesia… sẽ có một kết cục tương tự nếu tiếp tục đối đầu với TQ.
4. Về tiếng tăm thì trên “võ đài” quân sự, thế giới hẳn còn nhớ VN đã từng “đăng quang” thế nào sau các trận chiến với Pháp và Mỹ. Nếu TQ đè bẹp được VN thì sẽ như một lời cảnh báo khiến cho cả thế giới phải kiềng nể. Và đương nhiên vị thế của TQ trên trường quốc tế sẽ khác đi rất nhiều.
5. Sau khi hai nước đã kí kết xong hiệp định biên giới, có thể coi như Việt – Trung đóng lại một chương dài đằng đẵng cả ngàn đời về những thù địch, những xung đột đẫm máu, bi thương, thì hướng biển là hướng duy nhất để TQ tiến xuống phía nam.
6. Những vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại biển đông lại chưa được cộng đồng quốc tế công nhận chính thức nghiêng cho phía nào vì thế xung đột ở đây chỉ được công đồng Quốc tế coi là như những xung đột tranh chấp thường thấy trên thế giới. Trung Quốc sẽ ít bị cộng đồng cô lập và phản ứng mạnh mẽ như một kẻ xua quân đi xâm lược.

Như vậy, với bằng ấy lợi thế đủ để khiến cho Trung Quốc sẵn sàng "đặt cược" cho một nước cờ quan trọng - "leo thang" ra hướng biển.

 Con đường ra biển lớn