Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

LẬP VỚI LUẬN




Hôm nay,  BỌ Lập đăng cái entry "Sợ sự thật" : trên http://quechoa.info (Trình IT của iêm quá tệ nên không lấy link theo kiểu Ở đâyđây được, pà con thông cảm nhé. Ai biết thì giáo hóa cho iêm tí đê!)


Trong bài BỌ Lập dẫn link bài GS Phan Huy Lê giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám. Và cuối cùng gút lại mấy vấn đề:
- Xin cho không bàn đến Nguyễn Văn Bé vì chưa có nguồn công khai, đáng tin cậy. Nên trong bài này chỉ nói về hiện tượng Lê Văn Tám thoai.
1.
“Thế nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà gs Phan Huy Lê đã nói”.
2. “Quá đúng! Thì thì tại sao người ta sợ sự thật đến thế? Vì sự thật là thứ  luôn gây bất lợi, rất nguy hiểm cho chế độ ta, có phải thế chăng?”
3.  BỌ Lập rất đắc ý với câu nhấn mạnh của GS Phan Huy Lê “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” và chắc chắn BỌ Lập coi đó là một thứ bùa chú để bắn nát những “tượng đài nay mới phát hiện là giả”
Nói với với BỌ Lập vài lời nhé.
1.     Thế BỌ lập có biết GS Phan Huy Lê là ai không? Đây ạ! Copy nguyên từ Wiki Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934) là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam[1], Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II (1990–1995), khóa III (1995–2000), khóa IV (2000–2005) và khóa V (2005–2010).
Vậy Ông Phan Huy Lê đã có đủ tư cách để thừa nhận sự thật hay chưa? Hay lại phải để Ông Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn xin lỗi và thừa nhận để BỌ có thêm một bài “Không ị được cũng phải để Thủ tướng ra tay.
2.     GS Phan Huy Lê khi viết bài trả lời thẳn thắn trước báo chí, Tôi nghĩ Ông không chỉ với trách nhiệm của một nhà sử học trung thực, của một nhân sỹ trí thức mà còn là một cán bộ chế độ ta. Và cũng là thực hiện lời căn dặn của GS Trần Huy Liệu (xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 - 1948?” sau sự kiện trên.)
3.     BỌ Đọc bài GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám, nhưng có lẽ BỌ không đủ kiên nhẫn đọc hết, hay giả như đọc hết mà chẳng thèm quan tâm xem sự kiện ấy tạo nên vì mục đích gì? cho ai? ảnh hưởng thế nào đến xã hội bấy giờ? tại sao bây giờ người ta lại trả lại sự thật cho nó. Khi phát hiện ra sự kiện thiếu niên Lê Văn Tám (Lê Văn là cái họ và đệm thông dụng của người Việt, Tám là cách mạng tháng 8, cái này do bác Liệu "bịa") không có thật vậy là BỌ đã nhảy cẫng lên và chạy đi mà “Eureka!” Vì thế, lại xin copy đoạn kết trong bài của GS Lê tặng BỌ để khi rảnh bọ đọc cho hết luôn nhé.
  "...Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền Thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.
Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.
Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám..."
Cũng mong những cái thần tượng đương đại của bọ ( ví như cái người mà BỌ mơ ước được tặng hoa nhân ngày 8/3 vừa rồi) sau này không bị BỌ trăng trối dặn ai đó trả lại cái bản chất thực của nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 Con đường ra biển lớn