Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

KHI TRUNG QUỐC BÀY TRẬN TRÊN BIỂN


Vì sao TQ lựa chọn thời điểm này, vị trí này để hạ đặt giàn khoan và sau đó sẽ triển khai các bước tiếp theo như thế nào? Trả lời được điều này chỉ có nhóm hoạch định chiến lược và lãnh đạo cấp cao của TQ mà thôi. Vì thế việc làm của lãnh đạo VN là tính toán các khả năng, tình huống có thể xảy ra và nếu những dự đoán càng gần với ý đồ của TQ, thì mới có thể đưa ra được những đối sách, phương án tác chiến hợp lý và hiệu quả nhằm đánh bại ý đồ chiến lược của đối phương.
Xin làm “Za Cát Dự” đưa ra một vài nhận định chủ quan như sau: :D
1. Vì sao TQ lựa chọn thời điểm này?
TQ sử dụng giàn khoa HD 981 vào thời điểm này như 1 phép thăm dò phản ứng.
Đối với dư luận thế giới:
Không phải ngẫu nhiên mà TQ lựa chọn thời điểm này, khi mà hàng chục năm qua, Mỹ từ vị trí siêu cường bá đạo, tự cho mình quyền phán xét, xử lý các vấn đề nóng trên thế giới đã mắc hàng loạt các sa lầy trên quốc tế và gần đây nhất nhận không ít bẽ bàng, ê chề khi các biện pháp đe dọa ngăn chặn Nga áp sát, “xé lẻ” Ucraina không hiệu quả. Và trên thực tế dường như Mỹ cũng đã có dấu hiệu lực bất tòng tâm trước những bước đi kiên quyết, khôn khéo của Nga.
Sau khi trỗi dậy mạnh mẽ, Nga phần nào lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế, nhưng cú vượt dốc quá đà ở Ucraira đang làm cho Nga có nguy cơ hạ xuống bên kia dốc và trong nỗ lực giữ mình không bị Mỹ và châu âu đẩy vào tình thế đơn độc khó khăn, Nga buộc phải lấy lòng và lựa chọn TQ làm đồng minh. Hơn nữa, thời gian hạ đặt giàn khoan diễn ra trước khi Nga - Trung tổ chức tập trận quy mô lớn trên biển Hoa đông ít ngày thì dù có muốn Nga cũng khó có thể lên tiếng ủng hộ VN.
Ngoài 2 đối tượng kể trên thì những phản ứng yếu ớt, lẻ tẻ của phần còn lại của thế giới dường như không làm TQ quan tâm nhiều.
Đối với láng giềng VN:
Sau rất nhiều năm hợp tác, hữu hảo, tin tưởng thậm trí có phần dựa vào nhau lãnh đạo TQ chắc cũng muốn thử phản ứng của các nhà lãnh đạo VN trong một tình huống cụ thể.
 Cũng phải nói thật, tâm thế của VN hàng ngìn năm qua lúc nào cũng nơm nớp lo sợ họa xâm lăng từ phương bắc. Cho dù luôn quyết tâm giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng chính quyền và nhân dân VN không ai là không thấy được hậu quả của mỗi cuộc chiến thế nào. Và cho dù  hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng trong cuộc chiến chống xâm lược nhưng cái giá cho mỗi lần đối đầu luôn làm cho Đất nước này phải suy tính cân nhắc. Sau 40 năm, hào quang chiến thắng 2 đế quốc lớn và thế hệ những người đỏ ngực huân chương đang già và ít dần đi. Thay vào đó là thế hệ trẻ hiện nay không thích hô hào lý tưởng, những người sống cá nhân hơn, hưởng thụ nhiều hơn và đặt mình là trung tâm nhiều hơn. Nói 1 cách cụ thể hơn là khi càng hưởng thụ nhiều người ta càng có tâm lý tham sống và giữ mình an toàn.
Đối với nhân dânTQ:
Trong nước, chính quyền Bắc Kinh luôn thực hiện những lối tuyên truyền mị dân tạo ra chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sử dụng chiêu bài bảo vệ lãnh thổ để tạo dư luận ủng hộ trong nước.
Vì thế khi phép thử đem lại hiệu quả. Trung Quốc sẽ lấn tới và chính thức thực hiện ý đồ bành trướng xuống phía nam.
2. Vì sao TQ lựa chọn địa điểm trên để hạ đặt giàn khoan?
TQ đưa giàn khoan ra vị trí mà khả năng khoan và khai thác tài nguyên là vô cùng khó khăn, cộng thêm việc cõng chi phí để rầm rộ đưa gần 100 đầu phương tiện (tàu thuyền, máy bay) hộ tống bảo vệ gian khoan thì rõ ràng đây không còn là hoạt động kinh tế đơn thuần của một Công ty dầu khí bình thường. Và giàn khoan cùng hoạt động thăm dò chỉ là cái vỏ bọc cho một hoạt động quân sự mang ý đồ xấu. Thế nên lí giải cho việc lựa chọn vị trí của TQ chỉ có thể lí giải bằng việc lựa chọn địa điểm để tạo ra những ưu thế cho việc tổ chức tác chiến quân sự trên biển đông mà thôi.
Đây là vị trí mà TQ có thể bao biện với tất cả thế giới rằng nó nằm trong vùng lãnh hải các đảo mà TQ đang chiếm giữ. Từ chỗ thăm dò phản ứng các bên, và hành động đáp trả của VN, nếu thấy quá khó để thực hiện ý đồ thì TQ vẫn có thể rút giàn khoan về và không phải nhà cầm quyền mà là Công ty dầu khí Trung Quốc  CNOOC sẽ là đơn vị gánh trách nhiệm cho hành động trên.
Đây là vị trí bắt buộc VN phải tổ chức phản ứng vì nó vào sâu trong thềm lục địa của VN tới 80 hải lý. Tuy nhiên đây cũng là vị trí tương đối xa để các lực lượng quân sự VN tổ chức tác chiến. Đặc biệt nó rất gần với đảo Hoàng Sa, nơi giờ đây được xem như một căn cứ chiến lược được đầu tư xây dựng, trang bị, tập trung lực lượng kỹ càng trong nhiều năm qua. Vì thế cho dù cuộc chiến xảy ra ngay trên biển VN nhưng tính đi tính lại thì phương án và ưu thế tác chiến quân sự lại thuận lợi cho phía TQ. (Nếu chiến sự xảy ra, việc tiến đánh mục tiêu giàn khoan 981 của các lực lượng Không quân, Hải quân VN phải phải đi một quãng đường tương đối xa, dễ rơi vào phạm vi kiềm tỏa của các lực lượng phòng không TQ).
Dù những năm gần đây lực lượng Hải quân và các lực lượng tách ra từ Hải quân như Cảnh sát biển, Kiểm ngư VN được đầu tư nâng cấp tiến lên hiện đại nhưng lực lượng này cũng sẽ là quá ít, quá mỏng nếu đem so với diện tích mặt biển cần được bảo vệ.  Vì thế chỉ cần đồng thời TQ tổ chức nhiều mặt trận trên biển, các lực lượng chấp pháp hay chiến đấu sẽ bị kéo mỏng, lực lượng dự bị chi viện sẽ không có nhiều.
Hơn nữa tại Trường Sa, TQ chưa bao giờ thôi ý đồ thôn tính và nuốt trọn quần đảo này vì thế việc triển khai giàn khoan HD 981 không loại trừ khả năng là một chiêu nghi binh kéo sự chú ý và dàn mỏng lực lượng đối phương của TQ.
Tác chiến trên biển thực tế là tác chiến dựa trên công nghệ nên vận dụng chiến tranh nhân dân, lấy ít chống nhiều, lấy thô sơ địch hiện đại là một việc rất khó khăn nếu không muốn nói khó khả thi.
 Người TQ giỏi dụng binh và cũng ủ nhiều mưu kế. Vì thế khi ko lường được ý đồ của họ rất có thể ta sẽ dễ bị bất ngờ…


Bài sau -> Việt Nam - Dân tộc chiến binh :)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 Con đường ra biển lớn