Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

THẾ CÀI RĂNG LƯỢC.







Tuyến hành trình từ đất liền ra tới các đảo, hay từ đảo này tới đảo kia thuộc quần đảo Trường sa của chúng ta, khi đi qua các đảo bị nước ngoài chiếm giữ như Bãi Gia Ven (Trung Quốc), Đảo Ba Bình (Đài Loan)… Tàu, thuyền của ta thường phải tác nghiệp theo lối đường vòng để tránh sảy ra đụng độ. (Đã từ lâu Tại đảo Chữ Thập luôn có tàu có vũ trang Trung Quốc neo đậu).
Và cái thế cài răng lược này chưa biết đến bao giờ được hóa giải?

Nhận dạng.
Trung quốc là kẻ mạnh về lực, nhưng chưa bao giờ mạnh về thế, về lý vì thế hoạt động trên biển của Trung Quốc hầu hết đều núp dưới vỏ bọc dân sự, điều đó có nghĩa sự lấn lướt về trang bị của họ luôn là một áp lực thử thách sự kiên trì và khéo léo trong hoạt động đáp trả từ các lực lượng của ta. Nên nhớ các hoạt động trên biển của chúng ta từ trước tới nay, kể cả khi huy động tối đa cũng chưa bao giờ đạt được sự tương quan khả dĩ.
Từ bên ngoài nhìn vào, bản chất hai mặt giữa phương châm và hành động của Trung Quốc luôn thể hiện trong lời nói và việc làm. (nói theo kiểu dân gian là “Bố nói hiền lành, con làm ngỗ ngược”). Về mặt chủ trương giữa hai nhà nước tính giai cấp luôn được tôn trọng. Nhưng mọi hoạt động trên các vùng thực địa (hải phận) Trung Quốc luôn thể hiện hành động bá quyền nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Hành xử từ các lực lượng trên biển của họ thì lì lợm và lưu manh (một bản chất thâm căn cố đế).

Họ đợi gì ở chúng ta.
1. Họ đợi chúng ta mất kiên nhẫn. Với một lực lượng hùng hậu được trang bị các kỹ thuật tối tân. Tốc độ và lượng dãn nước lớn họ thường xuyên tổ chức các hoạt động khiêu khích. Chỉ cần một phút không giữ được bình tĩnh của một con người, một con tàu (Xin lưu ý hiện nay, hầu hết những con tàu đi bảo vệ các nhiệm vụ của ta thường là tàu dưới 1.000 CV, hoạt động trong điều kiện thời tiết, ăn uống, chống rung, chống ồn kém. Thời gian hoạt động dài ngày trên biển, áp lực căng thẳng) không kiềm chế được và nổ súng trước vào các lực lượng mang vỏ bọc dân sự của họ, thì họ sẽ lấy cái cớ đó lu loa lên khắp thế giới về chủ quyền và bản thân họ bị xâm phạm nghiêm trọng. Đồng thời sẽ tổ chức những hành động quân sự quy mô.
Chúng ta kiên nhẫn. Nhưng chúng ta không nhân nhượng và chúng ta không sợ. Trung Quốc chỉ có thể lấn tới khi chúng ta lùi hoặc chúng ta tỏ ra sợ hãi kể cả trên bàn ngoai giao lẫn trên hải phận (đó chính là bản chất của kẻ đi ăn trộm).
Không thể mất cảnh giác.
Lịch sử đất nước ta đã phải trả giá đắt cho những sự kiện “bị bất ngờ” vì chúng ta mất cảnh giác (gần đây nhất là các năm 1979, 1988…).
 Chúng ta có thể mất cảnh giác trong phương châm, đối sách, từ cách nhận dạng kẻ thù. Không biết mình, biết người.
Mất cảnh giác trong việc đánh thức dư luận trong nước và quốc tế. (Trong khoảng giữa năm 2011, thái độ phớt lờ dư luận và những hoạt động của TQ mạnh lên, cũng do những tuyên bố quốc tế, ngoại giao của ta và chưa đủ mạnh). 
 Và cũng có thể chúng chỉ đợi chúng ta mất cảnh giác trong một đêm, một phiên gác.
Vì thế! Chúng ta không được phép mất cảnh giác, để “sự đã rồi” thành mất mát đeo đẳng ngàn đời.
------------------------------

2 nhận xét:

 Con đường ra biển lớn